Dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông là một tình trạng da vô hại, nhưng có ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp thẩm mỹ. Tình trạng này có biểu hiện da khô, thô ráp và các vết sần nhỏ li ti trên mỗi cổ nang lông, thường xuất hiện ở trên cánh tay, đùi, hoặc mông. Các nốt nhỏ này thường không đau, đôi khi có ngứa một chút khoặc không. Dày sừng nang lông thường được coi là một biến thể phổ biến của da. Nó không thể được chữa khỏi hẳn hoặc ngăn ngừa hoàn toàn được. Nhưng bạn có thể điều trị bằng kem dưỡng ẩm và kem kê đơn để giúp cải thiện làn da. Tình trạng này thường nặng hơn vào mùa đông khi mà độ ẩm không khí thấp, và thường tự biến mất ở tuổi 30.
Yếu tố nguy cơ dễ mắc dày sừng nang lông
Những người mắc dày sừng nang lông thường kèm theo trong những yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Trong gia đình có người thân đã từng mắc dày sừng nang lông
- Người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng:
- Hen suyễn
- Viêm mũi dị ứng
- Chàm (viêm da dị ứng)
- Người bị thừa cân, béo phì
- Bệnh da vảy cá (một tình trạng da rất khô, tế bào chết đóng thành từng mảng như vảy cá)
- Đang dùng vemurafenib (Zelboraf ®), một loại thuốc điều trị ung thư di căn
Nguyên nhân của dày sừng nang lông
Cơ chế bệnh dày sừng nang lông xuất phát từ sự bất thường ở phần trên của nang lông, đây là một bệnh lý di truyền di truyền dạng gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho nên sẽ có khoảng 50% trường hợp mắc dày sừng nang lông có bố (hoặc mẹ) cũng mắc bệnh này. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể phát triển sau khi sử dụng một số liệu pháp điều trị đích đối với bệnh ung thư.
Dày sừng nang lông là kết quả của việc tích tụ keratin – một protein cứng có mặt trong tóc và lông. Chúng tạo thành nút tế bào da chết đóng chặt lại trên bề mặt các lỗ chân lông. Do đó, bệnh có bản chất là tế bào da chết tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Lỗ chân lông, hay nang lông, có mặt khắp cơ thể và mỗi sợi lông mọc từ một nang lông riêng. Khi tế bào da chết tắc nghẽn nhiều nang lông, mảng da khô, thô ráp của bệnh dày sừng nang lông xuất hiện. Điều này gây ra những nốt sần nhỏ li ti có mặt ở hầu hết các lỗ chân lông trong một vùng da rộng lớn và làm cho da trở nên khó chịu.
Cách điều trị viêm nang lông
Bản thân bệnh dày sừng nang lông rất lành tính và không gây ra bất cứ vấn đề gì cho sức khỏe nên về cơ bản không cần điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng khô, ngứa da và xét trên phương diện tính thẩm mỹ thì có thể điều trị và yên tâm rằng bệnh có thể chữa khỏi được nhưng không thể khỏi hoàn toàn.
Chăm sóc da hàng ngày
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc da đơn giản tại nhà cho da dày sừng như:
- Tránh gãi các vết sưng tấy để tránh làm tổn thương da.
- Chọn quần áo rộng rãi, tránh mặc quần áo bó sát để không gây kích ứng và chà xát da.
- Khi tắm, hạn chế sử dụng các loại hóa chất mạnh có thể làm khô da.
- Sử dụng miếng bọt biển nhẹ hoặc tẩy tế bào chết để giúp làm sạch và mềm mại da.
- Rửa bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, không sử dụng nước quá nóng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, có chứa lanolin, dầu hỏa hoặc glycerine để giữ da mềm mại và dưỡng ẩm.
- Khi thời tiết quá lạnh và khô, nên chú ý giữ ấm cơ thể, dưỡng ẩm và làm sạch da.
Sử dụng các loại mỹ phẩm tẩy da chết
Có nhiều loại sản phẩm có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông mà không cần kê đơn. Chứa các thành phần như:
- Retinoid (vitamin A)
- Urê
- Axit alpha-hydroxy
- Axit lactic
- Axit salicylic
Thường được sử dụng để loại bỏ sự tích tụ keratin và da chết. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây khô da và kích ứng, đặc biệt là đối với trẻ em. Cho nên cần được dưỡng ẩm, và cẩn trọng khi sử dụng cho da nhạy cảm.
Sử dụng các sản dưỡng ẩm cho da
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, liệu pháp laser có thể là một phương án điều trị khác. Điều này có thể hữu ích đặc biệt nếu da của bạn bị đỏ và viêm nhiều. Trước khi sử dụng bất kỳ loại kem hoặc phương pháp điều trị nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ đúng cách.
Sử dụng sản phẩm làm mờ thâm
Dày sừng nang lông lâu ngày có khả năng tăng sắc tố trên da, đặc biệt là bề mặt lỗ chân lông. Vì thế có thể điều trị thêm mở thâm để có được làm da mịn màng trắng sáng đều màu hơn. Sản phẩm thường được áp dụng để mờ thâm là: Hydroquinone 4% và acid azelaic 15-20%
Ngoài ra, đối với một số trường hợp dày sừng nang lông có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người mắc, hoặc sau khi đã áp dụng những biện pháp trên mà không có kết quả. Bạn nên tham khảo ý kiến của Dr Hạnh, về những phương pháp chuyên sâu hơn như sử dụng laser,
Những câu hỏi thường gặp về dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông có khỏi không?
Không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bởi đây là bệnh do gen di truyền, Chúng ta chỉ có thể thay đổi những nguyên nhân bên ngoài, còn những gì thuộc về bộ gen thì không thể nào thay đổi được.
Nhưng không có gì phải lo lắng cả. Đây chỉ là một tình trang lành tính của da. Có thể tự hết sau 30 tuổi mà không điều trị gì hoặc được điều trị ổn bằng những phương pháp mà Dr Hạnh đã liệt kê ở trên, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện mỗi ngày.
Dày sừng nang lông và viêm nang lông có giống nhau không?
Rất nhiều bạn còn bây giờ vẫn còn nhầm dày sừng nang lông thành viêm nang lông. Dr Hạnh xin khẳng định rằng 2 tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Tuy chúng đều là bệnh lý của nang lông, nhưng các lỗ chân lông của dày sừng nang lông không hề bị viêm (sưng, tấy đỏ, đau, có mủ). Chúng đơn giản chỉ là sự tích tụ keratin và tế bào chết thành nốt sần đen li li.
Dày sừng nang lông có thể tiến triển thành viêm nang lông không?
Câu trả lời là có. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do tế bào chết, và tình trạng khô da tăng dần dẫn tới bong tróc da, người mắc thường cảm thấy ngứa và gãi nhiều hơn. Thêm vào đó, người bị dày sừng thường dễ bị viêm da dị ứng. Đấy là những yếu tố thuận lợi để các tác nhân như vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông gây ra viêm nang lông.
Tổng kết
Bệnh dày sừng nang lông không chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Tuy nhiên, bệnh này có thể được kiểm soát và cải thiện qua các biện pháp chăm sóc da đơn giản và các phương pháp điều trị hiệu quả.
Việc tự chăm sóc da hàng ngày là một phần quan trọng của việc quản lý bệnh dày sừng nang lông. Bằng cách tránh các tác nhân gây kích ứng và tăng cường độ ẩm cho da, bạn có thể giảm bớt triệu chứng khô và ngứa. Cùng với đó, các sản phẩm tẩy da chết, có thể giúp làm giảm sự tích tụ keratin và tế bào chết trên da. Nếu các biện pháp tự chăm sóc không mang lại hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn như liệu pháp laser.
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nhờ vào kiên nhẫn và sự chăm sóc đúng đắn, bạn có thể giảm bớt triệu chứng và cải thiện vẻ đẹp tự nhiên của làn da, mang lại sự tự tin và thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.